-5-

"Một Chúa Giêsu Kitô: ...Đến Muôn Đời"

 (Heb.13:8)

 

          56-Giáo Hội đă kéo dài 2000 năm. Như hạt cải được nhắc đến trong Phúc Âm, Giáo Hội đă phát triển và trở thành một cây to lớn, có thể bao phủ cả nhân loại bằng các cành lá của ḿnh (x.Mt.13:31-32). Bởi thế, trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội, Công Đồng Chung Vaticanô II đă đề cập đến vấn đề làm phần tử trong Giáo Hội và về ơn gọi của tất cả mọi người thuộc về dân của Thiên Chúa: "Tất cả mọi người được kêu gọi để làm thành phần của cuộc hiệp nhất Công Giáo này trong nhóm dân mới của Thiên Chúa đây... Nên tín hữu Công Giáo cũng như tất cả những ai tin vào Chúa Kitô, thật ra là toàn thể nhân loại, nhờ ơn Thiên Chúa, được kêu gọi tham hưởng ơn cứu rỗi, đều thuộc về Giáo Hội hay có liên hệ với Giáo Hội bằng nhiều cách thức khác nhau" (Lumen Gentium, đoạn 13). Trong thông điệp Ecclesiam Suam (công bố ngày 6/8/1964), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă tŕnh bày cách thức mà tất cả nhân loại được bao gồm trong dự án của Thiên Chúa và đă nhấn mạnh đến những tiến tŕnh đối thoại khác nhau về ơn cứu độ.

          Tiếp tục theo cách thức này, chúng ta c̣n có thể thấu hiểu hơn dụ ngôn về men trong Phúc Âm (x.Mt.13:33): Chúa Kitô, như men thần linh, luôn luôn và càng ngày càng thấm nhập vào đời sống nhân loại, qua việc loan truyền công cuộc cứu chuộc được hoàn tất trong mầu nhiệm vượt qua. C̣n nữa, trong quyền năng cứu rỗi của Người, Người ôm lấy toàn thể lịch sử quá khứ của nhân loại, được bắt đầu từ Adong thứ nhất (Gaudium et Spes, đoạn 2). Tương lai cũng thuộc về Ngưôøi: "Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một" (Heb.13:8). Về phần ḿnh, Giáo Hội "không t́m kiếm ǵ ngoài một mục đích duy nhất: đó là tiếp tục công cuộc của chính Chúa Kitô, theo như Chúa Thánh Thần là Đấng An Ủi hướng dẫn. Chúa Kitô nhập thế để làm chứng cho sự thật, để cứu vớt chứ không phải để ngồi mà luận xét, để phục vụ chứ không phải để được phục vụ" (Gaudium et Spes, đoạn 3).

 

          57- Bởi thế, ngay từ thời các tông đồ, công cuộc truyền giáo của Giáo Hội đă tiếp tục, không hề bị ngưng trệ, trong cả gia đ́nh nhân loại. Công cuộc truyền bá phúc âm trước hết diễn tiến tại vùng Địa Trung Hải. Trong thời gian ngàn năm đầu, những nhà truyền giáo từ Rôma và Contantinôpôli đă đem Kitô giáo đến toàn thể lục địa Âu Châu. Đồng thời, các ngài cũng tiến vào tâm điểm của Á Châu, đến tận Ấn Độ và Trung Hoa. Cuối thế kỷ 15, chẳng những đánh dấu việc khám phá ra Châu Mỹ, mà c̣n cả việc bắt đầu truyền bá phúc âm cho lục địa rộng lớn này, cả Bắc lẫn Nam. Cũng vào lúc ấy, trong khi những vùng ven biển nằm phía dưới sa mạc Sahara ở Phi Châu nhận lănh ánh sáng của Chúa Kitô, th́ thánh Phanxicô Xaviê, quan thày của các nhà truyền giáo, đến Nhật bản. Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, một số bổn đạo đă mang Kitô giáo đến Đại Hàn. Vào thời kỳ này, việc loan báo Phúc Âm tiến đến Đông Nam Á cũng như Úc Châu và những ḥn đảo ở Thái B́nh Dương.

          Thế kỷ 19 đă chứng kiến hoạt động truyền giáo rộng lớn nơi các dân tộc ở Phi Châu. Tất cả những nỗ lực này đă trổ sinh hoa trái cho tới ngày hôm nay. Công Đồng Chung Vaticanô II đă ghi nhận điều này trong sắc lệnh Ad Gentes về hoạt động truyền giáo. Sau Công Đồng, vấn đề công việc truyền giáo đă được thông điệp Redemptoris Missio bàn đến, căn cứ vào những vấn nạn của các cuộc truyền giáo trong những năm cuối cùng của thế kỷ chúng ta. Cả trong tương lai nữa, Giáo Hội phải tiếp tục là một cuộc truyền giáo: Thật vậy, dấn thân truyền giáo là một phần của chính bản tính Giáo Hội. Từ việc sụp đổ của những thể chế chống Kitô giáo, trước hết là Nazi rồi đến cộng sản, một lần nữa, việc mang sứ điệp giải phóng của Phúc Âm đến cho những con người nam nữ ở Âu Châu là một nhu cầu khẩn thiết (tuyên ngôn của Hội Nghị Công Đồng Giám Mục Âu Châu, đoạn 3). Hơn thế nữa, như thông điệp Redemptoris Missio (x. đoạn 57) xác nhận, thế giới tân tiến ngày nay đang hiện lên một t́nh trạng như Arepagus ở Nhă Điển, nơi mà thánh Phaolô đă diễn giảng. Ngày nay có nhiều areopagi, chúng rất khác nhau: Chúng là những khu vực lớn lao trong nền văn minh và văn hóa hiện đại, trong lănh vực chính trị và kinh tế. Tây phương càng trở nên xa ĺa với những cội gốc Kitô giáo, nó càng trở nên một địa sở truyền giáo, dưới h́nh thức của nhiều areopagi khác nhau.

 

          58- Tương lai của thế giới và của Giáo Hội thuộc về thế hệ trẻ, về những người mà sinh vào thế kỷ này sẽ trưỏng thành ở thể kỷ sau, thế kỷ đầu của một thiên niên mới. Chúa Kitô mong đợi những điều trọng đại nơi giới trẻ, như Người đă trông đợi nơi con người trẻ hỏi Người: "Tôi phải làm việc lành nào để được sự sống đời đời?" (Mt.19:16). Tôi đă bàn giải câu trả lời đáng ghi nhận mà Chúa Giêsu đáp lại này trong thông điệp Veritatis Splendor (công bố ngày 6-8-1993) mới đây, cũng như Tôi đă làm trước đây vào năm 1985, trong bức tông thư gửi cho giới trẻ thế giới. Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi miền đất trên thế giới, giới trẻ không thôi hỏi Chúa Kitô những vấn nạn. Họ gặp Ngựi và họ vẫn t́m kiếm Người để lại hỏi Người. Nếu tiếp tục theo con đường mà Người chỉ cho ḿnh, họ sẽ vui mừng trong việc góp sức để làm Người hiện diện ở thế kỷ tới cũng như ở những thế kỷ sau đó, cho đến tận cùng thời gian: "Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một".

 

          59- Để kết luận, cũng nên nhớ lại những lời của hiến chế mục vụ Gaudium et Spes: "Giáo Hội tin rằng Chúa Kitô, Đấng đă chết và đă sống lại v́ tất cả, nhờ Thần Linh của Người, có thể ban cho loài người ánh sáng và sức mạnh để đạt đến định mệnh siêu việt của họ. Không có một danh hiệu nào dưới gần trời được ban cho con người để nhờ đó họ xứng đáng được cứu rỗi. Giáo Hội cũng chủ trương rằng, ch́a khóa để mở, điểm để tập trung và mục đích của tất cả lịch sử nhân loại, chỉ có thể t́m thấy nơi Chúa và nơi vị thầy rất dịu dàng của Giáo Hội mà thôi. Giáo Hội cũng vẫn nghĩ rằng bên dưới tất cả những đổi thay cũng có rất nhiều những thực tại không thay đổi và là những thực tại đâm rễ sâu trong Chúa Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một. Bởi thế, trong ánh sáng của Chúa Kitô, h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh, trưởng tử của mọi tạo vật, Công Đồng muốn nói với tất cả mọi người để soi sáng mầu nhiệm về con người và để cộng tác trong việc t́m kiếm giải pháp cho những vấn nạn đặc biệt trong thời điểm của chúng ta" (đoạn 10).

          Trong khi kêu mời tín hữu dâng lên Chúa những lời cầu nguyện sốt sắng để lănh nhận ánh sáng và trợ giúp cần thiết cho việc sửa soạn và cử hành cuộc mừng kỷ niệm tới đây, Tôi cũng thiết tha kêu gọi qúi huynh khả kính trong hàng giáo phẩm, cũng như các cộng đồng hội thánh được ủy thác cho qúi huynh, hăy mở ḷng ḿnh ra cho Thần Linh đánh động. Ngài sẽ không thôi làm bùng lên ḷng nhiệt thành và dẫn người ta đến việc cử hành cuộc mừng kỷ niệm này, với một đức tin mới mẻ cùng với việc tham gia rộng răi.

          Cha kư thác trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội này cho bàn tay can thiệp hiền mẫu của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Cứu Thế. Là Mẹ của t́nh yêu tuyệt mỹ, đối với Kitô hữu đang trên đường tiến đến cuộc Đại Hỷ của thiên nhiên thứ ba, Mẹ sẽ là ngôi sao an toàn hướng dẫn bước chân họ đến cùng Chúa. Chớ ǵ người nữ luôn trẻ trung thành Nazarét, Đấng mà 2000 năm trước đây đă hiến cho thế giới Lời nhập thể, dẫn dắt con người nam nữ của một tân thiên niên đến với Đấng là "ánh sáng chân thật chiếu soi mọi người" (Jn.1:9).

          Với ḷng cảm mến, Tôi ban phép lành cho tất cả mọi người.

         

          Tại điện Vatican, ngày 10-11-1994, năm thứ 17 giáo triều của Cha.

Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II

 

          (Trích dịch từ The Pope Speaks, Vol.40, No.2, 3-4/1995)